Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố
Diêm Phố

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0944179079

Thời gian tham quan tại một điểm: Không giới hạn

Mở cửa: 12:00 SA - Đóng cửa: 11:59 CH

Email: nguloc.hauloc@thanhhoa.gov.vn

Địa chỉ: Thôn Thắng Lộc, Xã Ngư Lộc,Huyện Hậu Lộc,Tỉnh Thanh Hóa, Xã Ngư Lộc, Huyện Hậu Lộc, Tỉnh Thanh Hóa

Làng Diêm Phố (nay là xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) cách đây chừng 8 thế kỷ, được những cư dân đầu tiên dựng lên ngay sát mép nước biển, trên đất xứ Cồn Bò và cạnh cửa sông Lạch Trường. Họ đã đặt cho làng cái tên Diêm Phố, mà theo như lý giải của nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ, thì Diêm Phố là tên chữ - một cái tên gắn liền với quá trình lịch sử suốt mấy trăm năm, kể từ thời nhà Lê. Dựa trên Hán tự ký âm, thì “Diêm” nghĩa là muối, còn “Phố” nghĩa là bến nước, bãi sông, ở đây có thể hiểu là “nại muối”. Cách lý giải này cũng đúng với đặc điểm địa lý (nằm sát bờ biển) và nghề nghiệp (làm muối, đánh cá) của làng, mà dựa vào đó, người xưa đã định danh cho vùng đất. Diêm Phố là một làng đánh cá lâu đời và đông dân bậc nhất Thanh Hóa. Đồng thời, cũng từ rất sớm, làng biển này đã nổi danh nhờ bởi sự đông đúc của phân bố dân cư và đất đai chật hẹp, chẳng kém gì phố cổ ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Làng Diêm Phố (nay là xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) cách đây chừng 8 thế kỷ, được những cư dân đầu tiên dựng lên ngay sát mép nước biển, trên đất xứ Cồn Bò và cạnh cửa sông Lạch Trường. Họ đã đặt cho làng cái tên Diêm Phố, mà theo như lý giải của nhà nghiên cứu văn hóa Hoàng Tuấn Phổ, thì Diêm Phố là tên chữ - một cái tên gắn liền với quá trình lịch sử suốt mấy trăm năm, kể từ thời nhà Lê. Dựa trên Hán tự ký âm, thì “Diêm” nghĩa là muối, còn “Phố” nghĩa là bến nước, bãi sông, ở đây có thể hiểu là “nại muối”. Cách lý giải này cũng đúng với đặc điểm địa lý (nằm sát bờ biển) và nghề nghiệp (làm muối, đánh cá) của làng, mà dựa vào đó, người xưa đã định danh cho vùng đất.

Diêm Phố là một làng đánh cá lâu đời và đông dân bậc nhất Thanh Hóa. Đồng thời, cũng từ rất sớm, làng biển này đã nổi danh nhờ bởi sự đông đúc của phân bố dân cư và đất đai chật hẹp, chẳng kém gì phố cổ Hà Nội. Trong những năm 70, 80 của thế kỷ trước, với chủ trương “khép kín vùng mép nước, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và phát triển kinh tế” của huyện Hậu Lộc, người dân Diêm Phố và làng Diêm Phố - Ngư Lộc, ví như ong san bọng, đã đan xen vào các xã dọc theo đường bờ biển, chạy suốt từ Đa Lộc đến Hòa Lộc. Từ đó, tạo thành một cộng đồng ngư nghiệp lớn mạnh. Còn theo một số liệu thống kê từ năm 1990, thì mặc dù đã qua nhiều lần di dân lập làng mới ở các nơi khác nhau, nhưng Diêm Phố vẫn là một làng (đồng thời là một xã) đông nhất huyện Hậu Lộc và tỉnh Thanh Hóa (với tổng số dân là 14.628 người).

Bờ biển Diêm Phố dài khoảng 1,2 km, chiếm 1/10 dải bờ biển huyện Hậu Lộc. Đây được biết đến là một vụng biển thấp, hõm và lầy bùn. Vào những hôm triều rặc, rất khó cho việc đi lại trên biển và thuyền bè cứ như bị chôn chân trong bùn. Tuy ngắn nhưng thường xuyên chịu tác động của khí hậu và nhất là thủy triều, khiến bờ biển Diêm Phố liên tục bị xói lở lởm chởm. “Những năm có bão to lụt lớn, ngoài biển cả có nước dâng, sóng biển ập vào phá lở ruộng đồng làng mạc, làm cho đoạn bờ biển từ Diêm Phố trở về phía Nam cứ lùi dần, lùi mãi vào bên trong đất liền, sâu đến 50m” (Địa chí Hậu Lộc). Bị biển cả ăn mòn suốt nhiều thế kỷ, mà địa hình hay hình dáng của làng cũng có sự thay đổi. Từ vị trí của cửa sông Lạch Trường xa xưa, qua mỗi thời kỳ, Diêm Phố lại tịnh tiến dần về phía Tây và Tây Bắc. Ngày nay, Diêm Phố có địa hình cơ bản ổn định ở điểm giữa hai cửa sông Lạch Sung và Lạch Trường. Nhìn trên bản đồ, Diêm Phố giống như một hình thang, mà đáy nhỏ là phần đất ăn sâu vào địa phận Minh Lộc, còn đáy lớn là mặt bể. Hình dáng của làng biển này chẳng khác nào cái phễu hút gió và đựng gió.

Điểm lân cận

Lưu trú

Ẩm thực