Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai
Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0934503877

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 6:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: bqldtlk.svhttdl@thanhhoa.gov.vn

Địa chỉ: Làng Tép, Xã Kiên Thọ, Huyện Ngọc Lặc, Tỉnh Thanh Hóa

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai hay còn có tên đền Tép tọa lạc trên một ngọn đồi thấp ở trung tâm làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc Lặc - quê hương Lê Lai. Đền thờ Lê Lai thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cách chính điện khoảng 6 km về phía Tây và cách thành phố Thanh Hoá hơn 50 km. Theo sách Đại Việt thông sử, năm 1419 khi nghĩa quân Lam Sơn bị giặc Minh vây hãm trên núi Chí Linh không còn đường rút lui, tình hình cấp bách, Lê Lai đã đổi áo bào cho Lê Lợi liều mình cứu chúa và bảo vệ lực lượng. Sự hy sinh cao cả của Lê Lai đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi sau khi lên ngôi năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) đã cho lập đền thờ ông ở làng Tép và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày, từ đó dân gian có câu "hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi". Theo sử liệu, ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai hay còn có tên đền Tép tọa lạc trên một ngọn đồi thấp ở trung tâm làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc Lặc - quê hương Lê Lai.

Đền thờ Lê Lai thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cách chính điện khoảng 6 km về phía Tây và cách thành phố Thanh Hoá hơn 50 km.

Theo sách Đại Việt thông sử, năm 1419 khi nghĩa quân Lam Sơn bị giặc Minh vây hãm trên núi Chí Linh không còn đường rút lui, tình hình cấp bách, Lê Lai đã đổi áo bào cho Lê Lợi liều mình cứu chúa và bảo vệ lực lượng. Sự hy sinh cao cả của Lê Lai đã góp phần quan trọng trong thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi sau khi lên ngôi năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) đã cho lập đền thờ ông ở làng Tép và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày, từ đó dân gian có câu "hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi".

Theo sử liệu, năm 1450 niên hiệu Thái Hoà triều vua Lê Nhân Tông đã tiếp tục chỉ dụ cho tu sửa, tôn tạo ngôi đền làm nơi thờ tự, hương khói vị tướng tài ba đã quên mình cứu chủ tướng. Trong các năm 1939, 1944 triều vua Bảo Đại, ngôi đền tiếp tục được trùng tu hậu cung lần cuối và có hình dáng như ngày hôm nay. Ngôi đền được thiết kế, xây dựng theo lối chồng rường giá chiêng (một loại kiến trúc nhà truyền thống ở miền Bắc trước đây), mái cong như thường thấy ở các ngôi đình, chùa.

Hàng năm, nơi đây diễn ra 2 ngày lễ lớn là Lễ Cầu an của người dân địa phương (vào ngày 8/1 âm lịch) và lễ dâng hương (vào ngày 21/8 âm lịch). Lễ dâng hương được tổ chức nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

Điểm lân cận

Lưu trú

Ẩm thực