Di tích lịch sử văn hóa chùa Tạu

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0911810666

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: leminhtx53@gmail.com

Địa chỉ: Thôn 3, Xã Xuân Trường, Huyện Thọ Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

Chùa Tạu thuộc xã Xuân Trường huyện Thọ Xuân, có tên chữ là Hồi Long Tự, còn gọi là chùa Xuân Phả. Chùa tọa lạc trên khu đất tương đối cao và bằng phẳng phía đầu làng, cách bờ đê sông Chu khoảng 100m. Khuôn viên của chùa có diện tích 2.696m2 Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh (năm 980), có niên đại sớm nhất ở vùng hữu ngạn sông Chu. Xưa kia chùa có tên gọi chùa Láng, nay đổi tên thành chùa Tạu hay còn gọi là chùa Xuân Phả. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và du khách gần xa. Trải qua thời gian, ngôi chùa đã bị xuống cấp và được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa mang niên đại thời Nguyễn muộn, kết cấu kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, gồm nhà bái đường năm gian, phần hậu cung ba gian. Vật liệu xây chùa chủ yếu là gỗ, gạch, ngói mũi. Trên đại bờ (bờ nóc) có hai con kìm được đắp bằng vôi vữa châu đầu vào nhau. Phía trước sân chùa, mỗi bên có một cột nanh hình khối vuông ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Giới thiệu

×

Chùa Tạu thuộc xã Xuân Trường huyện Thọ Xuân, có tên chữ là Hồi Long Tự, còn gọi là chùa Xuân Phả. Chùa tọa lạc trên khu đất tương đối cao và bằng phẳng phía đầu làng, cách bờ đê sông Chu khoảng 100m. Khuôn viên của chùa có diện tích 2.696m2

Ngôi chùa được xây dựng từ thời Đinh (năm 980), có niên đại sớm nhất ở vùng hữu ngạn sông Chu. Xưa kia chùa có tên gọi chùa Láng, nay đổi tên thành chùa Tạu hay còn gọi là chùa Xuân Phả. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương và du khách gần xa.

Trải qua thời gian, ngôi chùa đã bị xuống cấp và được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện tại của chùa mang niên đại thời Nguyễn muộn, kết cấu kiến trúc theo kiểu chuôi vồ, gồm nhà bái đường năm gian, phần hậu cung ba gian. Vật liệu xây chùa chủ yếu là gỗ, gạch, ngói mũi. Trên đại bờ (bờ nóc) có hai con kìm được đắp bằng vôi vữa châu đầu vào nhau. Phía trước sân chùa, mỗi bên có một cột nanh hình khối vuông cao hơn nóc chùa, cạnh thẳng với hai đầu hồi, kế tiếp là tấm bìa đá khắc việc trùng tu chùa và danh sách họ tên người cung tiến tu sửa chùa.

Cũng như các ngôi chùa khác trong vùng, chủ yếu thờ Phật, gồm hệ thống tượng phật Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Di Lặc, Ngọc Hoàng. Hai bên tả hữu ngoài tiền sảnh tiếp giáp với hậu cung có tượng Long thần; tượng 4 vị Bồ Tát; 8 vị Kim Cương; hai hộ pháp canh giữ chùa và tượng Sư Tổ đắc đạo tại chùa.

Điểm lân cận

Lưu trú

Ẩm thực

BESbswy