Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi
Đình Thi

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0949051534

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 12:00 SA - Đóng cửa: 11:59 CH

Email: vpyencat@gmail.com

Địa chỉ: Thôn Trung Thanh, Thị trấn Yên Cát, Huyện Như Xuân, Tỉnh Thanh Hóa

Đình Thi nằm ở trung tâm làng Trung Thành, xã Yên Lễ (Như Xuân) nay là khu phố Trung Thành, thị trấn Yên Cát. Đình cách trung tâm huyện khoảng 5 km, là di tích có quy mô đáng chú ý nhất của cộng đồng người Thổ, thờ Phúc thần Lê Phúc Thành - người có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chống lại quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV. Sau khi đất nước khải hoàn, danh tướng Lê Phúc Thành được phong lộc điền ở làng Sẹt, giữ trọng trách quan lang về đây “khai sơn phá thạch” biến rừng cây rậm rạp và đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú. Trong Đình Thi có thờ hai vị thần là: “Đương cảnh Bạch y Thượng đẳng tối linh thần” và Đương cảnh Thành hoàng Lê Phúc Thành. Đình có ngai thờ, một bộ hương án, các đồ thờ đều sơn thiếp vàng. Di vật liên quan đến Đình Thi còn có 4 bức trướng dệt bằng lụa, trang trí hoa văn theo phong cách mỹ thuật cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Ngoài ra, còn có hai sắc phong ban thời vua Khải Định và Bảo ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Đình Thi nằm ở trung tâm làng Trung Thành, xã Yên Lễ (Như Xuân) nay là khu phố Trung Thành, thị trấn Yên Cát. Đình cách trung tâm huyện khoảng 5 km, là di tích có quy mô đáng chú ý nhất của cộng đồng người Thổ, thờ Phúc thần Lê Phúc Thành - người có công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chống lại quân Minh xâm lược vào thế kỷ XV.

Sau khi đất nước khải hoàn, danh tướng Lê Phúc Thành được phong lộc điền ở làng Sẹt, giữ trọng trách quan lang về đây “khai sơn phá thạch” biến rừng cây rậm rạp và đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú.

Trong Đình Thi có thờ hai vị thần là: “Đương cảnh Bạch y Thượng đẳng tối linh thần” và Đương cảnh Thành hoàng Lê Phúc Thành. Đình có ngai thờ, một bộ hương án, các đồ thờ đều sơn thiếp vàng. Di vật liên quan đến Đình Thi còn có 4 bức trướng dệt bằng lụa, trang trí hoa văn theo phong cách mỹ thuật cuối thời Lê đầu thời Nguyễn. Ngoài ra, còn có hai sắc phong ban thời vua Khải Định và Bảo Đại.

Đình tựa vào núi, mặt trước hướng ra cánh đồng (còn gọi là Đồng Sẹt), toát lên vẻ uy nghi, đường bệ. Phía nam là núi Mùn Tượng (người địa phương gọi là núi Chóp Nón). Phía bắc có núi Đồng Cổ. Phía sau là cánh đồng Lánh và xóm làng dưới. Chính điện Đình Thi được xây theo lối kiến trúc truyền thống, vật liệu chính là gỗ, gồm ba gian, có tiền đường và hậu cung. Ngoài ra còn có các hạng mục khác như khu nhà thờ Bác Hồ...

Lễ hội Đình Thi tổ chức theo lệ, 5 năm một lần tổ chức đại lễ, trong lễ có phần tế trâu là nghi thức đặc biệt hơn cả. Theo lời kể của các bậc cao niên, để chuẩn bị nghi thức này, trưởng họ Lê sẽ cho người trong vùng tìm chọn một con trâu tơ đực, rồi giao cho thanh niên trai tráng chưa lập gia đình chăn dắt cẩn thận. Hàng ngày trâu được tắm rửa, kỳ cọ sạch sẽ. Đàn bà, trẻ con không được đến gần trâu. Trước hôm tế lễ thì dắt trâu ra đình, người chủ lễ sẽ cáo với thành hoàng về việc dâng trâu tế thần linh. Người chủ lễ tay cầm ba nén hương và một chén rượu vái thần linh xin phép làm lễ tế trâu, sau đó đi vòng quanh con trâu chín vòng rồi hắt rượu và hương vào đầu trâu, gọi là làm lễ tỉnh sinh.

Đến ngày chính lễ (vào 0 giờ ngày 16/3 âm lịch), trâu hiến tế bị trói chân, không được đập mà chỉ được cắt tiết. Tiết trâu được đựng trong ống nứa, còn thịt trâu được xẻ làm cỗ để dâng cúng thành hoàng. Lễ vật dâng cúng thành hoàng gồm thủ trâu, tiết, lòng, gan và đuôi trâu, cùng bày mâm cỗ gồm xôi, gà, bánh trôi, bánh ít, bánh chưng... Ngoài lễ vật của làng Sẹt, các làng Pheo, làng Thi, làng Thường, làng Thượng Cốc cũng đều có cỗ riêng để dâng thần.

Sau khi tế thần thì đồ lễ và mâm cỗ được chia cho dâng làng thụ hưởng, cùng ăn uống. Từ ngày mùng 10 đến 16, luôn diễn ra lễ tế tuần tự từ làng này đến làng khác. Nghi thức tế lễ tiến hành nghiêm trang, thành kính, thể hiện đức tin thành hoàng, cầu xin mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân khang vật thịnh.

Điểm lân cận

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm