Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn
Bản Đôn

Giới thiệu

Giá: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0977670405

Thời gian tham quan tại một điểm: 60 phút

Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH

Email: nsxthanhlam@gmail.com

Địa chỉ: Xã Thành Lâm, Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Huyện Bá Thước, Tỉnh Thanh Hóa

Bản Đôn nằm tại xã Thành Lâm của huyện Bá Thước. Theo lưu truyền, cư dân trước đây sống phân tán, không tập trung thành bản làng. Sau một thời gian, để tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày và hoạt động cộng đồng, họ quyết định tập trung lại thành bản làng, nơi có nguồn nước và là điểm tụ họp cộng đồng. Được biết, trong tiếng Kinh gọi là "tụ hợp", còn trong tiếng Thái nghĩa là "Đôn". Vì vậy, tên gọi Bản Đôn đã được lưu truyền từ thời xa xưa đến ngày nay. Tọa lạc tại trung tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Bản Đôn (Pù Luông) là một trong số ít bản giữ được kiểu nhà sàn truyền thống, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của đồng bào người Thái, Mường sinh sống tại phía Tây Thanh Hóa. Bản Đôn có 80 hộ dân sinh sống, 285 khẩu, 23 hộ và vài doanh nghiệp kinh doanh du lịch cộng đồng. Bản còn giữ nguyên nếp nhà sàn truyền thống, nằm ven theo chân đồi, nơi đây có những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp và những mùa lúa xanh và lúa chín; với ... Xem nhiều hơn

Dịch vụ

Bản đồ

Giới thiệu

×

Bản Đôn nằm tại xã Thành Lâm của huyện Bá Thước. Theo lưu truyền, cư dân trước đây sống phân tán, không tập trung thành bản làng. Sau một thời gian, để tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày và hoạt động cộng đồng, họ quyết định tập trung lại thành bản làng, nơi có nguồn nước và là điểm tụ họp cộng đồng. Được biết, trong tiếng Kinh gọi là "tụ hợp", còn trong tiếng Thái nghĩa là "Đôn". Vì vậy, tên gọi Bản Đôn đã được lưu truyền từ thời xa xưa đến ngày nay.

Tọa lạc tại trung tâm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Bản Đôn (Pù Luông) là một trong số ít bản giữ được kiểu nhà sàn truyền thống, bản sắc văn hóa và các phong tục tập quán của đồng bào người Thái, Mường sinh sống tại phía Tây Thanh Hóa.

Bản Đôn có 80 hộ dân sinh sống, 285 khẩu, 23 hộ và vài doanh nghiệp kinh doanh du lịch cộng đồng. Bản còn giữ nguyên nếp nhà sàn truyền thống, nằm ven theo chân đồi, nơi đây có những cánh đồng ruộng bậc thang đẹp và những mùa lúa xanh và lúa chín; với khí hậu mát mẻ quanh năm; cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hoang sơ của những cánh rừng nguyên sinh, cùng với những bản làng có đời sống sinh hoạt đậm đà bản sắc của dân tộc Thái gợi cho người ta cảm giác nơi đây giống một vùng đất bình yên, trong lành và nên thơ với người dân bản địa chân chất mộc mạc, thân thiện, thật thà.

Với những món ăn phong phú, đa dạng, được chế biến công phu từ những nguyên liệu gần gũi có sẵn từ núi rừng, suối khe tại địa phương. Tùy từng thời điểm, từng mùa trong năm mà có các món ăn khác nhau. Một số món của người Thái như: Cá nướng, cơm lam, thịt lợn hấp, gà nướng, ốc đá, xôi tím… Món ăn thông dụng và ưa thích nhất là xôi nếp nương, hạt to, trong và thơm… Đặc biệt, nơi đây nổi tiếng với các món ăn được chế biến từ vịt Cổ Lũng - giống vịt đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, nhiều người biết đến và là niềm tự hào của địa phương. Giống vịt cổ ngắn, chân thấp, được thả ở suối, ở đồng nên thịt chắc và thơm…

Điểm lân cận

Lưu trú

Ẩm thực

Địa điểm